Lễ cấp sắc – nghi lễ long trọng với người Dao quần chẹt ở Ba Vì

Lễ cấp sắc – nghi lễ long trọng với người Dao quần chẹt ở Ba Vì

 

Lễ cấp sắc – nghi thức quan trọng được lưu truyền qua nhiều đời của dân tộc Dao quần chẹt. Nghi lễ đã được chứng nhận là di sản văn hoá phi vật thể và là một trong những nghi lễ truyền thống, đậm bản sắc của người Dao quần chẹt. Hãy cùng 54 Anh Em tìm hiểu về lễ cấp sắc của người Dao quần chẹt nhé.

Le Cap Sac Nguoi Dao Quan Chet Lễ Cúng

Đôi nét về dân tộc Dao quần chẹt ở Ba Vì

Tên của người Dao quần chẹt có nguồn gốc từ trang phục truyền thống của dân tộc này. Đối với nam giới thì sẽ quấn khăn mặc quần trắng đối với nữ thì mặc những trang phục sặc sỡ: áo thêu các biểu tượng như là chim đậu hoặc cây tùng. Người Dao quần chẹt thường quấn xà cạp từ bắp chân đến đầu gối.

Thuở xa xưa, người Dao quần chẹt thường dùng sáp ong sơn đầu nên còn được gọi là Mán Sơn đầu.

Trang Phục Nguoi Dao Quan Chet Man Dao Meo

Người Dao quần chẹt cùng trang phục truyền thống 

 

Quần thể người Dao quần chẹt ở xã Ba Vì với số lượng đến 2200 người, dân số này chiếm đến 98% dân cư thuộc xã. Người Dao quần chẹt vẫn luôn giữ gìn bản sắc dân tộc qua các phong tục tập quán, đặc biệt là lễ cấp sắc.

Lễ cấp sắc là gì?

Lễ cấp sắc là một nghi lễ quan trọng của người Dao quần chẹt ở Ba Vì với mục đích đánh dấu sự trưởng thành của mỗi người đàn ông. Đây không chỉ là một nghi thức long trọng trong đời người đối với nam giới mà còn với gia đình và dân tộc.

Người Dao quần chẹt tin rằng: muốn được công nhận là con cháu của Bàn Vương, thì phải trải qua lễ cấp sắc và được thần thánh công nhận là đã trở thành người lớn. Nghi lễ này kỳ vọng người đàn ông có tâm, có đức, biết phân biệt phải trái và đủ tư cách thờ cúng gia tiên. Khi mất mới được đoàn tụ cùng tổ tiên mà không bị đày vào âm phủ. Người trải qua lễ cấp sắc có cơ hội được làm thầy nếu học được.

Mỗi người nam giới chỉ có một lần trong đời trải qua lễ cấp sắc, vì vậy nghi lễ này mang một ý nghĩa trân trọng, thiêng liêng và quý giá với dân tộc Dao quần chẹt.

Ai là người thực hiện lễ cấp sắc

Mỗi lễ cấp sắc cần có 07 thầy chính một số người khác hỗ trợ. Người được làm lễ cấp sắc sẽ gọi các thầy là bố thánh sư và coi như là bố mẹ của mình. Nếu những người thầy này qua đời thì người được cấp sắc phải để tang như bố mẹ. Bài cúng lễ cấp sắc đã được lưu truyền qua nhiều đời và hiện vẫn giữ được tính nguyên vẹn như ngày đầu.

Các công đoạn cần chuẩn bị cho lễ cấp sắc

Lễ cấp sắc giai đoạn hiện tại diễn ra trong 2 ngày 1 đêm, trong quá khứ thì lễ cấp sắc diễn ra trong 03 ngày 02 đêm. Vì tính chất kéo dài nên công đoạn chuẩn bị cho lễ cấp sắc của người Dao quần chẹt cần sự tỉ mỉ và chỉn chu trong từng bước. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về giai đoạn chuẩn bị cho nghi lễ này nhé.

 

Số người tham gia

Le Cap Sac Nguoi Dao Quan Chet Voi 7 Ong Thay

Cần có 07 thầy tham gia lễ cấp sắc, các thầy này sẽ cần thêm 10 người hỗ trợ để giúp nghi lễ thực hiện nhanh hơn.

 

Hai thầy cúng chính và người được cấp sắc

 

Lễ vật

Các vật dụng cần như: Trống, sáo, chiêng, tranh, trang phục. Nếu nhà tổ có sẵn tranh thì dùng, nếu không có hay gia đình chưa chuẩn bị tranh thì hai thầy lớn sẽ chuẩn bị, một bộ tranh giá dao động từ 20 đến 30 triệu.

Tiền giấy màu trắng và vàng tự in: Trắng trưng cho bạc, màu vàng tượng trưng cho vàng, dùng để cúng cho bên âm.

Thức ăn: hôm đầu tiên cúng để báo, lễ vật gồm 01 con lợn, 05 con gà,… Vào ngày cúng chính thì sử dụng 03 con lợn. Thức ăn dành cho các thầy và anh cấp sắc chỉ cần tuân thủ nguyên tắc: 01 bữa ăn chay. Các cử ăn còn lại sẽ ăn cùng tập thể như người bình thường.

Một số lưu ý cần thiết trong lễ cấp sắc

Số lượng thầy cúng đã thay đổi

Trước đây chỉ có một thầy cúng nhưng giai đoạn sau này thì đã thay đổi có tổng cộng 07 thầy cúng trong đó có hai thầy cúng lớn phụ trách chính và 05 thầy cúng nhỏ hỗ trợ.

Các lưu ý quan trọng cần phải tuân thủ tuyệt đối có thể kể đến như: Trong giai đoạn thực hiện lễ cấp sắc, không được ngủ, không được đi vệ sinh, không quan hệ vợ chồng để đảm bảo vận may. Không được ăn các món ăn dơ bẩn, đặc biệt là thịt chó.

 

Quy trình làm lễ cấp sắc

Lễ cấp sắc diễn ra theo các quy trình như:

  • Các thầy cấp mũ áo cho người cấp sắc.
  • Đeo Thiên Giao, Sì Ngắc (02 bức tranh được vẽ và đeo lên đầu)
  • Nhảy múa sau khi đeo 02 bức tranh.
  • Đưa người cấp sắc ra ngoài sân, thổi tù và để báo cáo với thiên đình về việc cấp sắc.
  • 07 ông thầy được chia phần lễ vật, chia bát đậu 3 lần, ngụ ý cầu nguyện cho sức khỏe lẫn một đời ấm no, hạnh phúc.
  • Trải chiếu để thầy yểm bùa và truyền phép cho người được cấp sắc, viết tên lên hai thanh gỗ kèm Thái Thượng Lão Quân sắc lệnh.
  • Sau đó sẽ có làm tiền cho vàng và tiền bạc, tiếp tục chấm vào phao câu gà, có nghĩa là ăn kiêng, cần giữ nguyên tắc ăn chay để về sau không khản tiếng hay mất giọng.
  • Tiếp đến là đốt chỗ tiền mã tự làm lúc trước, bằng con dấu.
  • Thực hiện ôm chiếu để gia chủ là bố, bác hoặc em nằm xuống chiếu.
  • Thịt con lợn sau đó đốt lửa bên dưới, để những cái bẩn bay hết ra.

Le Cap Sac Nguoi Dao Quan Chet Can Canh

Cận cảnh buổi lễ cấp sắc

Sau khi xong tất cả các bước trên thì đến lễ Bàn Vương rồi. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn cái nhìn cụ thể về lễ cấp sắc của người Dao quần chẹt , hẹn các bạn ở bài sau để cùng tìm hiểu về lễ Bàn Vương nhé.