Lễ cúng Bàn Vương của người Dao quần chẹt – truyền thống tốt đẹp cần gìn giữ và phát huy

Lễ cúng Bàn Vương của người Dao quần chẹt – truyền thống tốt đẹp cần gìn giữ và phát huy

Có thể bạn chưa biết, quá trình cũng lế 2 ngày 2 đêm không chỉ là cũng Lễ Cấp Sắc, mà còn có một nghi lễ cúng kèm theo được gọi là Lễ Bàn Vương. Đây là một nghi lễ được tiến hành vào ngày thứ hai sau Lễ Cấp Sắc.

Lễ Bàn Vương là gì? 

Nếu như Lễ Cấp Sắc là một nghi lễ chứng nhận sự Trưởng Thành của người đàn ông trong bộ tộc dao quần chẹt vậy Lễ Bàn Vương là gì?

 

Lễ Bàn Vương chính là lễ cúng Bàn Vương – phong tục truyền qua bao đời của người Dao nhằm mục đích thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên và gợi nhắc cũng như ghi nhớ cội nguồn dân tộc. Đối với người Dao quần chẹt, lễ Bàn Vương thường được thực hiện cùng Lễ Tết Nhảy, Lễ Cấp Sắc và Lễ Tạ Mộ Tổ.

 

Bàn Vương là ai? Có ý nghĩa gì với dân tộc Dao để được đặt tên cho nghi lễ?

Truyền thuyết được lưu truyền với đồng bào Dao rằng “Bàn Vương,” hay còn gọi là “Bàn Hồ,” là một “Long Khuyển” mình dài ba thước, vằn vàng lông đen, là thần giáng thế được Vua Bình Hoàng yêu quý. Trong lúc vua chưa tìm ra cách chiến đấu, Bàn Vương đã xin đi giết Cao Vương. 

 

Bàn Vương thành công giết được Cao Vương và được vua gả cho cung nữ Cối Kê, sau đó sinh được sáu người con trai và sáu người con gái. Mười hai người con của Bàn Vương được chia thành mười hai họ và di dân khắp nơi để sinh sống. Về sau, Bàn Vương gặp nạn hy sinh cho đất nước, thì đời đời con cháu thờ cúng tổ tiên và tưởng nhớ ông – vị anh hùng dân tộc.

Mục đích và ý nghĩa của lễ bàn Vương

Để nhớ nguồn gốc tổ tiên cũng như thể hiện sự biết ơn với Bàn Vương. Người Dao nói chung, cũng như người Dao quần chẹt nói riêng, tin rằng nghi lễ này liên quan đến vận mệnh của mỗi người, mỗi dòng họ cho đến cả tộc. 

 

Lễ Bàn Vương hướng con người nhớ đến nguồn gốc cội nguồn dân tộc, thể hiện sự biết ơn và lòng tự hào khi là con cháu của Bàn Vương và khấn cầu ngài phù hộ cho cuộc sống luôn ấm no, đầy đủ. Không chỉ là một nghi lễ đậm tính nhân văn mà còn là tăng sự gần gũi và kết nối các mối quan hệ trong gia đình cộng đồng làng Bản.

 

Lễ vật và dụng cụ cần chuẩn bị cho lễ Bàn Vương bao gồm những gì?

Để tổ chức nghi lễ, gia chủ cần chuẩn bị 2 bộ tranh Tam Thanh (nếu chưa có, có thể nhờ Thầy mua hộ) và các lễ vật cúng bái. Phía thầy sẽ chuẩn bị bùa phép.

Le Cung Ban Vuong

Các bé múa trong nghi lễ cúng Bàn Vương

Lễ vật được đặt trên bàn cúng gồm: một con lợn đã mổ gọi là lợn thần, bánh giầy, gà trống, một bó gạo được bọc trong vải trắng (sài chiên), giấy cúng và 7 xiên (thầy cúng dùng làm vật khí).

Sau khi cúng xong, lễ vật sẽ được gia chủ – người đã cấp sắc – tặng lại cho thầy (nếu tiến hành sau lễ cấp sắc). Về phần lợn thần, sẽ phân chia như sau:

  • 02 Thầy chính: 2 thủ lợn, 05 miếng thịt lợn có đầy đủ xương và thịt.
  • Thầy thứ 3: người trong họ đến để chứng kiến – 05 miếng thịt lợn
  • Thầy thứ 4: 05 miếng thịt lợn.
  • Thầy thứ 5: 05 miếng thịt lợn.
  • Thầy thứ 6 và thứ 7: 01 miếng thịt lợn.

Trình tự lễ Bàn Vương diễn ra như thế nào?

Nếu được tiến hành sau Lễ Cấp Sắc thì có thể nhờ 07 Thầy cúng lễ tiếp tục cúng. Thông thường thì cần 03 thầy cúng để hoàn thành Lễ Bàn Vương.

Mỗi thầy cúng trong Lễ Bàn Vương sẽ có nhiệm vụ khác nhau.

  • Thầy cả: cúng 02 con lợn thần để tỏ lòng kính trọng cho Bàn Vương và các đời tổ tiên…
  • Thầy cúng thứ 02: Cầu mưa thuận gió hòa, vụ mùa ấm no khi khấn vái Thần Lúa, Thần chăn nuôi, cầu khấn sức khỏe.
  • Thầy cúng thứ 3: với vai trò cúng trả lễ cho các bậc tổ tiên gần và các vị thần.

 

Khi giờ lành tháng tốt đã điểm, các thầy bắt đầu lập đàn cúng. Hai bộ tranh Tam Thanh sẽ được treo cạnh bên bàn thờ tổ tiên. Tiếp đến sẽ là phép tẩy uế, vẩy nước phép khắp nhà, sau đó là khấn mời Bàn Vương, tổ tiên và các âm binh xung quanh về dự lễ chẩu đàng.

Về người hỗ trợ tùy thuộc vào từng ngành Dao, nếu các dân tộc Dao khác cần 3 người đàn ông lớn tuổi phụ đọc bài cúng thì riêng với tộc Dao quần chẹt sẽ có những yêu cầu khác.

Sach Co Trong Cung Le Cap Sac Le Ban Vuong Nguoi Dan Toc Dao Sach Co Trong Cung Le Cap Sac Le Ban Vuong Nguoi Dan Toc Dao Sach Co Trong Cung Le Cap Sac Le Ban Vuong Nguoi Dan Toc Dao Sach Co Trong Cung Le Cap Sac Le Ban Vuong Nguoi Dan Toc Dao

Bài cúng sử dụng trong lễ Bàn Vương & Lễ Cấp Sắc

Người Dao quần chẹt cần 02 người phụ nữ hát, 03 bé trai và 03 em gái đứng múa trong lúc thực hiện nghi lễ.

Quá trình cúng sẽ cần tế lễ, cúng lợn thần để thể hiện lòng thành và sự biết ơn đối với Bàn Vương.

Sau đó các bài cúng sẽ được đọc về quá trình khai thiên lập địa, nạn đại hồng thủy và sự tích của nó, quá trình chuyển cư của người Dao.

Sau khi hoàn thành lễ cúng tế, các thầy hóa vàng, tiền và làm lễ tiễn đưa Bàn Vương, tổ tiên, các vị thần, thánh của gia chủ và gia tộc của gia chủ.

Lễ Bàn Vương trước đây thường kéo dài trong 3 ngày 3 đêm mới đủ và đúng hình thức. Ngày nay được rút ngắn để phù hợp hơn với lối sống của đồng bào Dao, nhưng vẫn giữ được sự linh thiêng, lòng thành kính và giá trị nhân văn bên trong.

Đây là một nghi lễ, phong tục tập quán tốt đẹp cần được giữ gìn về truyền thống ” uống nước nhớ nguồn ” của người Dao nói chung cũng như Dao quần chẹt nói riêng.

Le Cung Ban Vuong

Nghi lễ tốt đẹp về truyền thống ” uống nước nhớ nguồn ” cần gìn giữ và phát huy

 

Bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về lễ Bàn Vương. Hãy cùng xem thêm Lễ cấp sắc, được là nghi lễ gắn liền với nghi lễ này.