Nét đặc sắc trong phong tục cưới hỏi trong văn hóa của người Dao

Nét đặc sắc trong phong tục cưới hỏi trong văn hóa của người Dao

Việt Nam gồm 54 dân tộc mỗi dân tộc sẽ có những truyền thống và phong tục tập quán rất riêng. Điều này càng thể hiện rõ ràng trong những nghi lễ cưới xin, lễ hội,… Hãy cùng nhau tìm hiểu đôi nét về văn hóa trong phong tục của sinh của người Dao nhé.

Tìm hiểu đôi nét về dân tộc Dao

Người Dao là người Trung Quốc chuyển cư sang Việt Nam từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XX. Họ tin rằng mình là hậu duệ của Bàn Vương – Bản Hồ – một nhân vật huyền thoại, thiêng liêng và được tôn sùng đối với người Dao.

Lay Co Dam Cuoi Nguoi Dao Lang Son

Người Dao với nhiều bản sắc văn hóa độc đáo cần được bảo tồn

Người Dao thường tập trung sinh sống ở biên giới Việt Trung, Việt Lào, ven biển Bắc bộ hoặc là vùng trung du Việt Nam. Có thể kể đến các tỉnh thành như Hòa Bình, Lai Châu, Bắc Kạn,  Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang,…

 

Riêng ở Lạng Sơn gồm 4 nhóm là: Dao Lù gang, Dao Đỏ, Dao Thanh Y và Dao Lù Đạng. 

Các nghi thức – tập quán trong cưới hỏi của dân tộc Dao Lạng Sơn 

Trong cưới hỏi, mỗi vùng miền hay dân tộc sẽ có những truyền thống phải phong tục tập quán riêng. Những truyền thống tốt đẹp vẫn luôn được duy trì và bảo tồn, ngược lại, những phong tục tập quán lạc hậu như tục tảo hôn đã không còn được áp dụng. Hiện tại, có thể dễ dàng nhận thấy độ tuổi kết hôn của người Dao đã cao hơn rất nhiều, không còn rơi vào 12 -13 tuổi như thời xa xưa nữa! Các nét độc đáo trong đám cưới người Dao vẫn còn được kế thừa cũng vô cùng cùng đặc sắc và ý nghĩa.

 

Soi tuổi, bói chân gà để xem độ hợp nhau

Đây là điều mà các dân tộc khác vẫn hay làm, ví dụ như với dân tộc Kinh, khi nam nữ bước tiến tới hôn nhân thì gia đình cũng lấy sinh thần bát tự của cả hai đi xem bói xem có hợp tuổi hay không, cưới năm nào thì tốt và làm ăn được,… Với người Dao thì là tập tục soi tuổi và bói chân gà, để chắc chắn rằng hợp tuổi và hy vọng hôn nhân viên mãn hơn.

 

Vượt 03 ải hát đối đáp để qua cửa

Lúc đàn trai vừa đến sẽ diễn ra hoạt động chăng dây, hát đối đáp được thử thách bởi nhà gái. Nhà trai cần hoàn thành thử thách vượt 03 ải, thưởng tiền cho đàn gái kèm với việc mời rượu nhau thì mới được qua ải. Việc uống rượu cùng nhau còn gia tăng sự thân mật giữa đàng trai và đàng gái.

 

Naman hoàn thành lễ cúng bái gia tiên

Khi đón dâu, sẽ có một đoàn kèn trống do nhà trai cử cùng 02 thầy cúng, hay được gọi là Naman làm lễ cúng bái gia tiên trước khi rước dâu. 

09 người đón dâu cùng lễ vật đã chuẩn bị sẵn 

Sẽ có 9 người trong đoàn đón dâu, trong đó có 6 nam (bao gồm chú rể) và 4 nữ, các lễ vật cần có:  Muối được bọc trong giấy đỏ, rượu trà, trầu cau, bánh, trái cây,… 

 

Lễ bản mệnh

Khi đã vào được nhà cô dâu, đàn trai cần xin giấy khai sinh của cô dâu để làm lễ bản mệnh. Sau khi hoàn thành lễ này thì nhà trai tạm rời khỏi nhà cô dâu.

 

Vượt cửa bố mẹ, làm lễ Hợp Chánh

Giống như các ải trước, để qua cửa bố mẹ do đàn gái dàn dựng, đàn trai cần vượt ải hát đối đáp. Sau khi vượt ải thì làm lễ Hợp Chánh để nên duyên vợ chồng.

 

Chao Nha Gai Ra Ve Dam Cuoi Nguoi Dan Toc Dao

Nhiều nghi lễ đặc sắc của dân tộc Dao vẫn được lưu giữ qua nhiều đời

Cô dâu bước qua kéo trước khi ra cửa

Cô dâu được cõng ra khỏi nhà gái khi đón dâu và bước qua cái kéo mà thầy cúng đã làm phép thì mới được vào nhà trai.

 

Ông tá

Ông tá – cách gọi chủ lễ nhà gái, vừa gọi vào chú rể và cô dâu vào phòng niệm thần chú, người Dao tin rằng xin niệm thần chú sẽ giúp thu hồn vía cô dâu chú rể và một chiếc dù.

Tiếp đó cô dâu sẽ nghỉ ngơi ở buồng khác, chú rể ra nhà trọ, còn hai đành tiếp tục hát đối đến sáng mới kết thúc.

 

Lễ Pay Đòng

Để bay đồng hay còn gọi là bái đường, tên của những người đến dự đám cưới sẽ được đàng trai công bố, cứ giới thiệu đến nay thì người đó sẽ đến chào đáp lễ.

Lễ Póng Diền

Đây là lễ diễn ra vào buổi chiều, nhà trai và nhà gái tiếp tục hát đối đáp để xin đưa cô dâu về nhà chồng. Nghi lễ này đánh dấu kết thúc buổi đón dâu.

Lễ Pay Đông

Đây là lễ lạy tổ tiên ở bên đàng trai, trước khi vào nhà nhà thì đoàn đón dâu còn phải vượt qua một thử thách hát đối. Đàng trai sẽ hát hỏi đàn gái lý do đến đây, sau khi đàn gái trả lời xong thì cả hai sẽ tiến hành làm lễ bái tổ tiên. Cô dâu và chú rể sẽ vào trong buồng còn ông Tá và người đàng gái sẽ ngồi bái tổ tiên và sau đó đưa giấy khai sinh của cô dâu để làm lễ nhận dâu. Hai bên tiếp tục hát đối với nhau đến tận sáng thì chính thức kết thúc lễ cưới của người Dao.

Trang phục của cô dâu dân tộc Dao vào ngày cưới

Vì có nguồn gốc từ người Trung Quốc nên đồng bào Dao vẫn duy trì việc sử dụng hỉ phục màu đỏ. Trong đám cưới cô dâu sẽ nổi bật với hình ảnh trong trang phục truyền thống màu đỏ. Trên đầu đội một chiếc khăn trùm đầu màu đỏ lớn, có cài xen những lắc nhạc đồng và đính nhiều hoa đủ màu sắc rất nổi bật. Trang phục ấy thể hiện sự khéo léo của người con gái Dao và là kết tinh văn hóa truyền thống của dân tộc này.

Với người Dao Lù Gang, mũ cô dâu sẽ có hình “mái nhà”. Với người Dao Lù Đạng , mũ cô dâu sẽ có hình dáng “cái sừng tròn”. Khác biệt với họ, mũ của cô dâu Dao đỏ là chiếc mũ đội đầu tròn lớn, điểm trang nhiều tua và chuỗi bông len màu đỏ 2 bên ngực áo.

Từng họa tiết trên vải thổ cẩm cũng như đường kim mũi chỉ đều tinh xảo, đặc sắc như cảm giác hạnh phúc, mong chờ của cô dâu. Nụ cười hân hoan trên khuôn mặt của nàng dâu mới rạng rỡ và tươi tắn giữa núi rừng thơ mộng.

Trang Phuc Sac So Dam Cuoi Nguoi Dan Toc Dao

Sắc đỏ, cam được ưu ái trong trang phục cưới của dân tộc Dao

Bài viết trên đã phần nào thể hiện được nét đặc sắc trong văn hoá của đám cưới người Dao. Hy vọng những bản sắc này sẽ được gìn giữ, lưu truyền dưới sự kế thừa của thế hệ mai sau.

Ngoài bản sắc dân tộc, người Dao còn lưu dữ khá nhiều bài thuốc giá trị, điển hình trong đó có lá tắm bé người dân tộc Dao