Lễ hội nhảy lửa người dân tộc Pà Thẻn
Như một minh chứng cho việc được thần linh bảo vệ, lễ hội nhảy lửa người dân tộc Pà Thẻn tổ chức hàng năm vào ngày 16 tháng 10 âm lịch. Đã được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia, với sự có mặt của tập thể người dân tộc Pà Thẻn sinh sống và làm việc trên khắp đất nước Việt Nam, tại Huyện Quang Bình, và như năm 2023 là được tổ chức tại xã Tân Bắc.
Ngày lễ hội nhảy lử diễn ra.
Để bắt đầu khai mở lễ hội là một buổi lễ cúng, xin phép cũng là thông báo đến tổ tiên, thần linh. được chuẩn bị kỹ lưỡng, tại nhà văn hóa của người dân tộc Pà Thẻn.
Hình ảnh buổi lễ cúng
Lễ cúng được bắt đầu vào khoảng 6h-6h30 sáng “thời gian cúng do thầy cúng quyết định”. lễ cúng được chuẩn bị bao gồm.
Đồ lễ cúng của người dân tộc Pà Thẻn thường được thiết kế và chế tác tinh xảo, thể hiện sự tôn kính và sự linh thiêng trong việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng tâm linh của họ. Dưới đây là một số đồ lễ cúng phổ biến trong văn hóa của họ:
-
Chén và ấm: Chén và ấm thường được dùng để phục vụ rượu ngô của người dân tộc Pà Thẻn trong các nghi lễ cúng. Chúng thường được làm từ gốm, và được trang trí bằng họa tiết truyền thống độc đáo và sắc nét.
-
Trống gỗ: Trống gỗ là một đồ cúng không thể thiếu trong các nghi lễ của người dân tộc Pà Thẻn. Trống thường được chế tác thủ công từ gỗ và được trang trí bởi các hoa văn truyền thống, tạo ra âm nhạc cầu kỳ và linh thiêng trong lễ cúng.
-
Chảo đồng: Chảo đồng cũng là một vật dụng quan trọng trong các nghi lễ cúng của người dân tộc Pà Thẻn. Chảo thường được làm từ đồng và thường có họa tiết chạm trổ truyền thống, tượng trưng cho sự thịnh vượng và may mắn.
Những đồ dùng lễ cúng của người dân tộc Pà Thẻn thường mang một giá trị nghệ thuật cao và thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên và văn hóa tín ngưỡng của họ.
Ngoài ra trong đó có những món lễ vật như: Một chiếc đầu lợn, đôi chân lợn, thịt lợn một miếng…., đặc biệt có thêm vàng mã, và có 5 món tiền giấy đặc biệt “được làm thủ công”
Hình ảnh đồ cúng
Lễ cúng được chia làm 2 giai đoạn là cúng trong nhà và cúng ngoài sân
Hình ảnh ghép cúng trong nhà và ngoài sân
Sau khi xin phép tổ tiên, và được sự đồng ý, ở đây theo như lời của ông Sìn Văn Phong, là thầy cúng ngày hôm nay, thì đôi cặp miếng sừng hươu, đã lật đúng mặt theo như ông xin, là đã được sự cho phép của tổ tiện
Buổi lễ được tiếp đến là các màn ca múa văn nghệ. Show diễn cùng các bài thi tài của các nhóm thuộc các thôn.
Hình ảnh thi diễn văn nghệ
Cuối cùng giây phút được mong đợi nhất, màn nhảy lửa được diễn ra, vào hồi 17h30 và kết thúc vào khoảng 19h30.
Hình ảnh nhảy lựa
Điểm đặc biệt ở đây, theo như lời chuyền lại của người dân địa phương, cũng như những thành viên trực tiếp tham gia, thì khi họ được nhập hồn “ma nhập, hay thần linh bảo vệ” thì họ không hề bị bỏng. Theo như những gì tôi tận mắt chứng kiến thì, đúng là những điểm tiếp xúc trực tiếp với than hồng của những thành viên tham gia, không hệ có dấu hiệu của việc bị tổn thượng
Không biết bằng lý do gì hay là một sự thật người dân tộc Pà Thẻn được thần linh bảo vệ thật, đã khiên cho những người tận mắt chứng kiến như chúng tôi, không khỏi ngỡ ngàng.