Chợ tình Phong Lưu – Khau Vai

Khám phá nét đặc sắc chợ tình Phong Lưu Khâu Vai ở Hà Giang

Cho Tinh Phong Luu Khau Vai

Đã hơn 100 năm, chợ tình Phong Lưu Khâu Vai, hay còn gọi là chợ tình Khâu Vai đã trở thành huyền thoại và bản sắc của người dân miền núi. Phiên chợ này đã trở thành nơi gặp gỡ của đôi lứa yêu nhau nhưng không thể ở bên nhau? Vậy chợ tình này tại sao lại gọi là chợ tình và có gì đặc sắc, hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

 

Khám phá nét đặc sắc chợ tình Phong Lưu Khâu Vai ở Hà Giang

Đã hơn 100 năm, chợ tình Phong Lưu Khâu Vai, hay còn gọi là chợ tình Khâu Vai đã trở thành huyền thoại và bản sắc của người dân miền núi. Phiên chợ này đã trở thành nơi gặp gỡ của đôi lứa yêu nhau nhưng không thể ở bên nhau? Vậy chợ tình này tại sao lại gọi là chợ tình và có gì đặc sắc, hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

 

Chợ tình phong lưu là gì?

Nhắc đến chợ tình, một khái niệm không còn xa lạ với đồng bào vùng cao. Chợ tình phong lưu hay còn gọi là “chợ phong lưu”, “chợ tình Khâu Vai” tổ chức  hàng năm ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đây là nơi người ta gặp lại mối tình không đến được với nhau để trò chuyện, tâm tình, để cảm xúc lần nữa sống lại.

Phiên chợ diễn ra hơn một ngày đêm, sau đó cả hai sẽ về rồi quay lại cuộc sống thường nhật với vợ, chồng hiện tại.

Nguồn gốc của chợ tình phong lưu

 

Chợ tình bắt nguồn từ truyền thuyết về một mối tình cảm động giữa chàng Ba và cô Út. Chàng Ba với vẻ ngoài khôi ngô tuấn tú, xuất thân từ dân tộc Nùng, thổi sáo rất hay đã chiếm trọn trái tim cô Út xinh đẹp – con gái tộc trưởng người Giáy. Vì những khác biệt về tộc người, gia cảnh, phong tục tập quán mà người Nùng không thể lấy người con gái người Giáy làm vợ.

Những định kiến nặng nề về phong tục tập quán đã khiến gia đình ngăn cách cả hai. Vì quá yêu nhau nên cả hai đã đưa nhau lên hang núi Khâu Vai sinh sống. Điều này đã khiến gia đình của cô Út tức giận và kéo nhau sang nhà trai chửi mắng. Hai gia đình đâm chém nhau và xảy ra xung đột. Chàng Ba và nàng Út nhìn thấy cảnh đó,vì thương cha mẹ, thương dân hai bên nên cả hai đành chia tay nhau dù lòng còn rất yêu. Họ thề nguyện kiếp sau sẽ được trở thành vợ chồng. Ngày 27/3 là ngày họ chia tay nên người dân trong vùng lấy ngày đó làm dịp tổ chức phiên chợ.

Cho Tinh Phong Luu Khau Vai

Các thiếu nữ vùng cao xúng xính áo đẹp đi dự chợ tình Khâu Vai

Sau khi chia tay, cứ đến ngày 27/3 hàng năm, họ lại lên Khâu Vai ngồi hát cho nhau nghe và tâm sự những gì ấp ủ trong suốt một năm xa nhau. Họ ca hát suốt đêm, cho đến khi đêm hôm sau, sau đó lại tạm biệt nhau để trở về cuộc sống thường ngày. Những ngày cuối đời, họ lại trở về bên nhau và ngày cả hai qua đời cũng là ngày 27/3 – ngày mà họ từng chia tay. Dân làng đã dựng lên hai miếu thờ, là Miếu Bà và Miếu Ông, để tưởng niệm về mối tình không trọn vẹn và dang dở này.

Thời gian và địa điểm diễn ra Chợ tình Phong Lưu

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm cũng như là nguồn gốc của chợ tình phong lưu thì đến mục này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thời gian và địa điểm diễn ra chợ tình phong lưu Khâu Vai.

 

Tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang mỗi năm sẽ chị ơi tính phong lưu 1 lần. Nhưng chợ này sẽ được tổ Chức vào ngày 25- 27/3 âm lịch hằng năm tại Mê cung đá, xã Khâu Vai và sân vận động huyện Mèo Vạc với quy mô cấp tỉnh.

Cho Tinh Phong Luu Khau Vai

Trai gái dang dở lương duyên có thể trở về chợ tình phong lưu gặp nhau như một người tri kỷ

Phiên chợ với mục đích thu hút khách du lịch đến với Hà Giang để tìm hiểu về vùng đất thiêng liêng cùng vẻ đẹp của miền núi cũng như là truyền thuyết về chợ tình.

Ý nghĩa của chợ tình Phong Lưu?

Chợ tình phong lưu là nơi để lưu giữ ký ức về một mối tình dang dở. Nếu không thể có duyên để kết thành vợ chồng, người ta có thể xem nhau là tri kỉ trong cuộc sống. 

 

Mỗi năm một lần, họ đến đây để chia sẻ với nhau về cuộc sống hiện tại, những gì đã trải qua, và ôn lại chuyện xưa qua những lời hát và vài câu tâm tình.

Hoạt động diễn ra tại chợ tình Phong Lưu?

Chợ tình Phong Lưu là một nét văn hóa độc đáo của khô vai với rất nhiều hoạt động phong phú đa dạng từ nhiều dân tộc như:

  • Trình diễn múa kiếm của dân tộc Giáy xã Nậm Ban
  • Trình diễn thổi khèn của người Mông
  • Múa nhảy lửa của dân tộc Lô Lô xã Xín Cái
  • Múa trống đồng, múa kéo nhị, điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô thị trấn Mèo Vạc
  • Hát dân ca dân tộc Nùng xã Khâu Vai
  • Múa trống của dân tộc Giáy thôn Nà Trào xã Tát Ngà

Cho Tinh Phong Luu Khau Vai

Nhiều tiết mục đặc sắc đậm văn hóa bản địa được trình diễn tại đây từ nhiều dân tộc vùng cao khác nhau

Ngoài những tiết mục đậm bản chất Dân tộc ra cũng có những Trò Chơi Dân Gian như 

  • Thi leo cột chinh phục tình yêu
  • Thi tung còn giao duyên
  • Thi đánh yến
  • Thi ném pao
  • Thi địu nước
  • Thi bắn nỏ
  • Thi bịt mắt bắt vịt
  • Thi giã bánh giầy

 

Thông Thường còn có Chương Trình khai Mạc Diễn ra vào tối 26/3 âm lịch biểu diễn các Chương Trình nghệ thuật đặc sắc tại Mê cung đá xã Khâu Vai.

 

Ngoài việc tham dự Lễ hội trong năm nay, du khách còn có thể tham gia vào một loạt hoạt động hấp dẫn, gồm: Dâng hương tại miếu Ông, miếu Bà; tham gia Lễ cầu duyên; tham dự Đại hội thiếu nhi của các dân tộc huyện Mèo Vạc; tận hưởng các tiết mục nghệ thuật tại chợ đêm thị trấn Mèo Vạc; dâng hương tại miếu Ông, miếu Bà; ghi lại những hình ảnh đẹp của các loài hoa tại Mê cung đá ở xã Khâu Vai; tham quan Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ tại xã Pả Vi; đi thuyền trên sông Nho Quế để ngắm nhìn hẻm Tu Sản và chinh phục đèo Mã Pì Lèng,…

Ngoài dân bản địa, chợ tình Khâu Vai thu hút rất nhiều du khách khắp nơi về tham dự

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc và thông tin về phiên chợ tình phong lưu. Đây là một nét văn hóa đặc sắc của Khâu Vai. Nếu có dịp đến đây, bạn hãy thử tham gia phiên chợ tình này nhé.