Cột cờ Lũng Cú

Ghé thăm cột mốc điểm cực Bắc của nước ta: Cột cờ Lũng Cú, Hà Giang

Nếu như có dịp đặt chân đến Hà Giang, đừng bỏ qua cột cờ Lũng Cú. Đây là một biểu tượng thiêng liêng của người dân vùng núi Đông Bắc cũng như toàn thể Việt Nam,  khi là một cột mốc biên giới của quốc gia. Hãy cùng 54 anh em khám phá về địa danh này nhé!

Cột cờ Lũng Cú nằm ở đâu?

 

Cột cờ lũng cú là cột mốc biên giới ở điểm cực bắc Việt Nam, thuộc một xã nhỏ tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cột cờ lũng cú được xây dựng trên núi Rồng. Rất nhiều du khách đến Hà Giang hàng năm để chinh phục cột mốc này và nơi này cũng trở thành địa điểm check in “siêu hot” đối với các bạn trẻ.

 

Ý nghĩa lịch sử của cột cờ Lũng Cú

Có một địa danh đều có lịch sử gắn liền với mình và cột cờ cỗ Lũng Cú cũng vậy. Lịch sử đã chứng minh rằng cột cờ Lũng Cú đã có mặt từ lâu trong quá trình hình thành của Việt Nam.

Là niềm tự hào về công cuộc gìn giữ sự toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.

 

Sử sách ghi lại, ngoài việc cho ra mắt bản Tuyên ngôn đầu tiên của Việt Nam mang tên “Nam Quốc Sơn Hà”, Lý thường Kiệt trong quá trình trấn ải ở biên thùy cùng ba quân đã từng treo một lá cờ tại chính nơi này. Ông cũng xem đây là cột mốc đánh dấu biên cương lãnh thổ cao nhất. Tương truyền rằng ông còn chôn một hòn đá sau khi treo cờ ở đây để đánh dấu.

 

Cũng tại chính nơi này, vua Quang Trung – Nguyễn Huệ đã đặt trống báo cầm canh.

 

Năm 1887, khi triều đình mãn Thanh và thực dân Pháp Muốn phân định ranh giới đã cắm mốc và có ý định cắt phần này cho Trung Quốc. Bởi sự đấu tranh kiên cường không ngừng nghỉ của dân ta nên vẫn giữ được chủ quyền dân tộc.

 

Để thể hiện sự tự hào đó thì vào năm 1978 ,một cột cờ cao trên 10m bằng gỗ sa mộc đã được treo lên bởi Đồn biên phòng Lũng Cú. Nhìn quốc kỳ cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, tượng trưng cho trái tim yêu nước của bao thế hệ con người Việt Nam.

Cot Co Lung Cu

Biểu tượng của lòng tự hào và tinh thần yêu thương dân tộc

Điểm đặc biệt của cột cờ Lũng Cú?

Để lên được cột cờ Lũng Cú thì bạn cần đi hết  839 bậc thang. Trên đường lên đến cột cờ sẽ được chia thành ba chặng. Mỗi chặng sẽ có khu nhà chờ để ngắm cảnh hoặc nghỉ chân trong quá trình leo.

Cảm xúc sau khi leo hơn 800 bậc thang, bạn sẽ sửng sốt, choáng ngợp trước vẻ uy nguy, sau đó là tự hào khi nhìn thấy cột cờ Lũng Cú sừng sững giữa trời.

Cột cờ Lũng Cú có chiều cao 33,15m và được xây dựng theo hình bát giác. Quốc kỳ với diện tích 54 mét vuông tung bay phấp phới trên đỉnh núi Rồng. Bên dưới chân cột cờ là 8 tấm phù điêu tượng trưng cho lịch sử của đất nước.  Thân cột cờ là hình mặt trống đồng Đông Sơn với nhiều họa tiết tinh xảo đem lại vẻ đặc sắc cho tổng thể.

 

Đi cột cờ Lũng Cú vào mùa nào đẹp nhất?

Để tham quan cùng Lũng Cú thì bạn sẽ phải đến Hà Giang. Bạn hãy tranh thủ đi vào mùa Hà Giang đẹp nhất để có thể tận hưởng nhiều khung cảnh khác như là:

 

Đắm chìm trong của sắc hoa và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của “miền đá nở hoa” với đủ chủng loại như: hoa Mận, hoa Đào, hoa Cải vàng nở rộ. Để đón được mùa hoa thì bạn phải đi từ tháng 01 đến tháng 03.

Cong Chao Tai Cot Co Lung Cu

Cổng chào trên đường lên cột cờ Lũng Cú

Ngắm nhìn bức tranh sặc sỡ màu sắc khi nước đổ trên các ruộng bậc thang vào tháng 5 hay đi Muốn thuận tiện cho việc tham quan cột cờ Lũng Cú thì nên đi vào tháng 6 đến tháng 8 vì lúc này thì thời tiết khô ráo.

 

Bạn có thể kết hợp du lịch tại cột cờ Lũng Cú và ngắm hoa Tam Giác Mạch nở trên cao nguyên đá Đồng Văn vào tháng 10 đến tháng 12.

 

Địa điểm nào có thể kết hợp tham quan cùng cột cờ Lũng Cú 

Thị trấn Đồng Văn

Đưng tại cột cờ lũng cú bạn có thể nhìn thấy Làng dân tộc Lô Lô Chải, tại Xóm Sảng Pả A, Huyên Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang.

Nang Lo Lo Chai

Từ chân cột cờ bạn cũng có thể di chuyển với cung đường khoảng 2km để đi đến điểm cực bắc.

Diem Cuc Bac

Bạn cũng có thể di chuyển đển đến thăm dinh thự Vua Mèo – Vương Chính Đức

Thị trấn Đồng Văn hay còn gọi là phố cổ Đồng Văn, là địa điểm mà bạn không phải bỏ qua sau khi đã tham quan cột cờ Lũng Cú. Thị trấn này cách cột vào Lũng Cú 50 phút đi xe qua